Việc sử dụng hình ảnh và dữ liệu trực quan là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để học sinh tiếp thu và nắm vững kiến thức. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin một cách thụ động, việc rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, dữ liệu giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng tổng hợp và khái quát hóa vấn đề. Với phương châm đổi mới PPDH tổ nhóm chuyên môn KHTN-Công nghệ xây dựng chuyên đề " Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh, dữ liệu hình thành kiến thức trong giảng dạy KHTN 8”. Tiết dạy minh họa do cô giáo Nguyễn Thị Huyền cùng học sinh 8A7 thực hiện, thông qua giờ dạy các con học sinnh được tiếp cận với rất nhiều thông tin dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu và số liệu. Việc phân tích các hình ảnh và dữ liệu này giúp các em hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trong việc điều khiển và điều phối các hoạt động của cơ thể, như phản xạ, cảm giác và điều hòa các chức năng sinh lý; các số liệu về tốc độ phản ứng của cơ thể có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của hệ thần kinh.
Qua hoạt động nhóm giúp các em phát triển kĩ năng hợp tác, các em được cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu ngoài sách vở để về các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson, đột quỵ, tai biến…; nhận biết các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh như ma tuý, rượu… giúp các em cảnh giác và có biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là trong môi trường học đường và cộng đồng, phát hiện sớm tình trạng lạm dụng chất gây nghiện và can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân.
Việc rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh và dữ liệu không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn nâng cao khả năng giải quyết vấn đề; giúp các em trở thành những người học chủ động, sáng tạo và có thể áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống…
Giờ dạy về hệ thần kinh và các giác quan đã diễn ra thành công. Đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm.
Sau tiết chuyên đề, nhóm đã thảo luận rút kinh nghiệm về các hoạt động của tổ nhóm đã xây dựng cho chuyên đề, các ý kiến đóng góp đã chỉ ra những mặt mạnh những vấn đề tích cực khi triển khai các các hoạt động, đồng thời cũng đã cân nhắc các đơn vị kiến thức giúp đồng nghiệp triển khai địa trà khi áp dụng thực tế vào đối tượng học sinh lớp mình dạy. Sau thảo luận nhóm trưởng chuyên môn đã thống nhất các ý kiến của tổ nhóm, đồng thời xin ý chỉ đạo về chuyên môn của đồng chí Hoàng Văn Khuê – Hiệu phó để áp dụng hiệu quả hơn nữa trong các tiết học tiếp theo.
Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến tiết chuyên đề