Đến dự với buổi lễ có Nhà giáo: Đào Kim Mai- Nguyên phó hiệu trưởng nhà trường
Trong buổi khai mạc, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã được nghe bài tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của học tập suốt đời của nhà giáo Đào Kim Mai, cô là một tấm gương mẫu mực về tinh thần học tập suốt đời . Là nhà giáo tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn nhưng vẫn ham học hỏi tự bồi dưỡng cô đã chia sẻ những kinh nghiệm từ bản thân khi còn đang công tác cũng như khi cô đã về hưu
Cô Đào Kim Mai giao lưu cùng học sinh với những câu hỏi thiết thực về học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng là giúp cho mỗi cá nhân đạt được kiến thức, kỹ năng để có thể hòa nhập với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội, sự biến đổi của khoa học công nghệ.
Sự thay đổi quan niệm từ giáo dục suốt đời đến học tập suốt đời là quá trình từng bước đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập nhất là đối với người trưởng thành, ở mọi trình độ. Trong hoàn cảnh học tập suốt đời đang trở thành nguyên tắc cơ bản của đổi mới giáo dục, hướng đến xây dựng một xã hội học tập, có lẽ cũng cần thiết để mỗi cá nhân tự “soi mình” trong chân dung của một người học suốt đời.
Chính vì vậy, khi bắt tay vào làm việc, họ có thể sử dụng những kiến thức mới một cách nhanh chóng và tìm thấy được mối liên hệ giữa những kiến thức đã biết và những điều vừa học được. Tự tin vào khả năng của bản thân để học tập và hiểu biết cũng là thái độ quan trọng của người học suốt đời. Người học suốt đời tin rằng mình có thể chiếm lĩnh tri thức - những điều mình muốn biết bằng khát vọng mãnh liệt và luôn theo đuổi phương pháp đúng. Đặc biệt, người học suốt đời cũng tin tưởng rằng thời gian đầu tư cho học tập là khoản đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp trong tương lai. Họ học tập những điều mới mẻ không chỉ cho ngày hôm nay mà còn để chuẩn bị cho tương lai. Vượt lên trên những động cơ về bằng cấp, vị trí xã hội, người học suốt đời nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân và hơn hết, họ tìm được niềm vui trong học tập. Chính những động cơ “bên trong” này sẽ giúp người học phát triển tối đa những tiềm năng cá nhân. Người học suốt đời biết sử dụng những công cụ khám phá thế giới như: Internet, truyền hình, truyền thanh, sách báo, những chương trình đào tạo ngắn hạn, những hội thảo, những khóa học, hay việc du lịch khám phá thế giới... đều là trường học của người học suốt đời.
Nhà giáo Đào Kim Mai cũng đã trình bày cách sử dụng mạng xã hội đúng cách. Qua bài tham luận này, đã giúp cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức đúng đắn về lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng mạng xã hội. Từ đó, mọi người cần phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội. Cần loại bỏ, ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó. Đặc biệt, đối với học sinh thì việc sử dụng Internet và mạng xã hội hiệu quả là hãy biết khai thác thông tin từ những trang web “sạch” có uy tín, tìm các trang web phục vụ học tập..
Hoạt động cuối cùng trong buổi phát động là phần văn nghệ do lớp trực tuần thể hiện với thông điệp “ Học tập, tích lũy tri thức cho tương lai”
Thay mặt nhà trường Nhà giáo: Đỗ Thị Hải Yến- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường lên gửi tặng Nhà giáo Đào Kim Mai bó hoa tươi thắm, cảm ơn cô. Mong ước rằng tinh thần học tập suốt đời luôn là điều mà chúng ta đều ý thức và nỗ lực tiên phong trên con đường hiện thực hóa ước mơ và ngày càng phát triển