Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Trường THCS TT Trâu Quỳ xác định mục đích thực hiện chuyển đổi số đó là: Phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng dùng chung hạ tầng số, nền tảng số đảm bảo khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong hoạt động quản lý nhà nước. Áp dụng hiệu quả các giải pháp CNTT tiên tiến, an toàn, phù hợp thực tiễn để tạo sự đột phá, rút ngắn thời gian chuyển đổi số. Lấy người học và người dân làm trung tâm quá trình chuyển đổi số; lợi ích của người học, người dân làm thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số trong nhà trường.
Đây cũng là cơ hội lớn trong toàn ngành để có những đột phá trong công tác quản lý, chỉ đạo và ứng dụng công nghệ số vào dạy, học. Đặc biệt từ năm học 2021-2022, , trường THCS TT Trâu Quỳ đã đặt nền móng cho công cuộc chuyển đổi số bước đầu đáp ứng mục đích đề ra. Sau một năm thực hiện, nhà trường xác định Chuyển đổi số là cơ hội lớn song cũng không ít những thách thức đặt ra cho những năm học tiếp theo.
Năm học 2022-2023, năm học mà nhà trường xác định tập trung đầu tư, tạo điều kiện cho: Chuyển đổi số - Đội ngũ giáo viên - dạy học Ngoại ngữ để phát triển và hội nhập. Với một trong ba nội dung, lĩnh vực Chuyển đổi số tiếp tục được đặt lên hàng đầu. Nối tiếp những thành tựu đã đạt được, xác định chuyển đổi số trong nhà trường sẽ hỗ trợ đổi mới GD&ĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập cho học sinh mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng số đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi học sinh một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như thường xuyên và tức thời.
Chuyển đổi số trong trường THCS tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ trực tuyến để quản lý, điều hành, hỗ trợ từ xa một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh bao gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, thư viện số...)
Để đảm bảo cho việc thực hiện việc chuyển đổi số trong nhà trường diễn ra thuận lợi và thành công trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao. Cơ chế, chính sách phải được hoàn thiện, tạo hành lang thuận lợi cho chuyển đổi số trong nhà trường. Đó là các chính sách liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất như trang thiết bị máy móc, hạ tầng băng thông kết nối; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến.
Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học hàng ngày.
Trong quản lý giáo dục, nhà trường đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu. Hiện nay, nhà trường đã số hóa và định danh dữ liệu của giáo viên và học sinh. Cơ sở dữ liệu này vừa qua cũng đã hỗ trợ đắc lực công tác tuyển sinh và thống kê, báo cáo trong toàn trường, góp phần giải quyết vấn đề thống kê số liệu học sinh và giáo viên tiêm phòng Covd 19. Nhà trường đã sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên đều vận dụng hiệu quả, tích cực.
Về dạy - học, 100% giáo viên toàn trường được huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học liệu vào kho học liệu số của nhà trường và của ngành giáo dục; tham gia làm bài giảng điện tử e-learning có chất lượng, tham gia ngân hàng đề, câu hỏi trắc nghiệm với hàng trăm câu hỏi...góp phần xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh việc học tập suốt đời.
Về nhân lực nhà trường triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học được đưa vào giảng dạy bắt buộc ngay từ lớp 6; mô hình giáo dục STEM bước đầu được lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học sinh thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ để giải quyết các bài toán và hiện tượng trong cuộc sống. Tuy vậy, việc chuyển đổi số trong nhà trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, hoàn thiện cụ thể như sau:
- Số hóa, xây dựng, cập nhật học liệu số, thẩm định, chia sẻ học liệu số đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như tài chính để đảm bảo khai thác học liệu số đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo của giáo viên và học sinh. Vì vậy, hiện nay vấn đề khai thác học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng câu hỏi …) còn mang tính tự phát, chưa thành hệ thống, khso keiemr soát chất lượng.
- Tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác CSDL ngành, các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; thực hiện số hóa triệt để, sử dụng số liên lạc điện tử, số sách học bạ số điểm điện tử thay thế văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, giao dịch, họp, tập huấn được vận dụng tối đa trên môi trường mạng.
- Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng modull theo nhu cầu thực tế của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập cho giáo viên và học sinh.
- Thúc đẩy phát triển học liệu số (phục vụ việc dạy - học, kiểm tra, đánh giá, học sinh), tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ năng CNTT, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Cuối cùng, cán bộ quản lí đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành giáo dục nói chung, và chuyển đổi số trong nhà trường nói riêng.
Với sự cố gắng, quyết tâm của Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, sự đầu tư về CSVC của UBND huyện và các kết quả đạt được chắc chắn việc chuyển đổi số trong nhà trường sẽ thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.