Chuyên đề được thực hiện qua nội dung bài 6: Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Giáo viên đã sử dụng một số phần mềm mô phỏng, thiết bị dạy học như: Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời (Solar system); phần mềm ảnh vệ tinh bề mặt Trái Đất (Google Earth), mô hình 3D hologram, ảnh tương tác trên thinglink, sản phẩm mô hình các hành tinh trong Hệ Mặt Trời (Sản phẩm tái chế của học sinh) và các video, hình ảnh địa lí… tạo hứng thú, sự tò mò cho học sinh. Trong tiết học, giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông qua nhiều hoạt động học tập: khởi động thông qua bài hát “ Trái Đất này là của chúng mình”, hoạt động nhóm, thuyết trình sản phẩm, trò chơi bingo, làm mô hình 3D hologram…
Chuyên đề được đánh giá thành công, đảm bảo được mục tiêu đặt ra. Sau bài học, học sinh đã xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. Thông qua tiết học, học sinh được phát huy năng lực tự học thông qua việc chuẩn bị nhiệm vụ, phiếu học tập ở nhà; được thực hành và rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT, rèn luyện năng lực làm việc nhóm, thuyết trình, phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh làm các mô hình STEM, tiếp cận và sử dụng lâu dài các phần mềm mô phỏng trong học tập môn Địa lí.
Học sinh hoạt động nhóm
Luyện tập thông qua trò chơi Bingo
Hướng dẫn học sinh làm mô hình 3D Hologram
Giờ chuyên đề có các thầy cô trong ban giám hiệu Nhà trường cùng các thầy cô trong tổ chuyên môn dự giờ, góp ý. Kết thúc giờ dạy, tổ nhóm đã trao đổi thảo luận rút kinh nghiệm để điều chỉnh, hoàn thiện, thực hiện tốt hơn trong các giờ dạy tiếp theo và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm mô phỏng trong dạy học địa lí và rèn luyện các kĩ năng Địa lí cần thiết cho học sinh.
Sản phẩm mô hình các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tái chế từ rác thải của học sinh:
Sản phẩm ảnh tương tác trên thinglink: (https://www.thinglink.com/scene/1779173033890546341)