Cuốn sách “Tục ngữ - ca dao Việt Nam” do tác giả Mã Giang Lân (biên soạn và giới thiệu) của nhà xuất bản văn học.
- Như chúng ta đã được biết thì ca dao, tục ngữ là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến “cư trú” ở một số địa phương khác nhau.
Cuốn sách này được chia ra làm 2 phần. Phần đầu tiên là tục ngữ và phần thứ hai là ca dao. Trong phần tục ngữ, phần này được chia ra thành 4 mục nhỏ.
- Quan niệm về giới tự nhiên.
- Đời sống và vật chất.
- Đời sống xã hội.
- Những quan niệm về nhân sinh.
Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người. Ca dao lại là thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình xã hội hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động…thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan chứ không phải miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình được nổi lên rõ nét.
Ở phần ca dao cách thức trình bày khác với ở phần tục ngữ. Phần ca dao được chia ra thành 2 phần nhỏ là phần A và phần B.
- Phần A: ca dao thời kì phong kiến.
- Phần B: ca dao thời kì bị thực dân Pháp xâm lược
Ai trong chúng ta cũng nên tìm hiểu cuốn sách này để tự mình đọc và trải nghiệm những nét văn hóa, văn học dân gian hay những kinh nghiệm sống mà ông cha ta đã đúc kết trong các câu tục ngữ, ca dao.
Bạn đọc hãy đến thư viện nhà trường để cùng đọc cuốn sách này nhé!
Một số hình ảnh giới thiệu cuốn sách tại nhà trường: